Mã vạch (barcode) là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt. Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra... (theo https://vi.wikipedia.org).
Mã vạch được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày của chúng ta, chính nhờ có mã vạch mà cuộc sống, công việc của chúng ta trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mã vạch được ứng dụng trong một số lĩnh vực tiêu biểu.
Khi chúng ta sản xuất ra hàng hóa chúng ta thường được in mã số mã vạch ngay trên bao bì của sản phẩm chúng ta, để nhằm mục đích có thể truy tìm được nguồn gốc hàng hóa, cũng như tra cứu thông tin về hàng hóa này. Mã số mã vạch này sẽ là căn cứ để sử dụng các thiết bị đọc mã số mã vạch để trả về mã định danh của sản phẩm trong quá trình mua bán và trao đổi hàng hóa.
Hàng hóa được dán tem nhãn mã vạch giúp hỗ trợ cho quá trình xuất, nhập hàng hóa. Đồng thời kiểm soát hàng hóa tồn kho trong kho hàng. Nhờ có mã vạch thì sẽ giúp người quản lý có thể ra quyết định xuất, nhập hàng hợp lý, giảm chi phí tồn kho một cách dễ dàng hơn.
Mã vạch được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực bán lẻ, chúng ta thường được thấy khi chúng ta tính tiền tại quầy thu ngân của các Siêu thị thì, nhân viên bán hàng thường sử dụng máy đọc mã vạch để truy xuất các hàng hóa mà chúng ta mua thông qua mã vạch. Sản phẩm thường được dùng trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm trọn bộ đầy đủ các thiết bị mã vạch. Ứng dụng mã vạch trong các loại máy quét giúp nhận diện mã vạch của sản phẩm, máy in hóa đơn bán hàng, hay máy in mã vạch khi cần tạo mã vạch cho sản phẩm, cổng từ an ninh, tem từ, cân điện tử mã vạch…
Một trong những ứng dụng mã vạch thiết thực và cần thiết cho đời sống là trong lĩnh vực y tế. Chúng ta vẫn còn nhớ, khi các bé được sinh ra để tránh thất lạc thì nhân viên bệnh viện đã đeo một vòng tay vào tay trẻ, trên vòng tay này sẽ có một mã vạch để giúp cho Bệnh viện có thể truy xuất thông tin của trẻ. Cũng cách làm tương tự Bệnh viện có thể quản lý bệnh nhân mình thông qua mã vạch.
Hiện nay ứng dụng mã vạch được sử dụng khá hiệu quả trong lĩnh vực chuyển phát nhanh. Đây là lĩnh vực ứng dụng rất hiệu quả mã vạch tránh thất lạc hàng hóa khi vận chuyển. Thông tin mã vạch cho phép chúng ta truy xuất rất nhiều như: tên, địa chỉ người nhận, mã hàng, tên hàng… Giúp phân loại dễ dàng các hàng hóa, giao sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác cao.
Hằng năm chúng ta thường phải khai báo quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Để cơ quan thuế có thể quản lý mỗi người dân khi đi quyết toán thuế một cách thuận tiện, thì mã số mã vạch giúp các nhân viên ngành thuế thu thập dữ liệu kê khai của các cá nhân, công ty, doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tờ khai thuế của các đơn vị được mã hóa trong mã vạch 2D. Nhân viên ngành thuế có thể cập nhập dữ liệu nhanh chóng chỉ với một thao tác quét mã vạch. Ứng dụng mã vạch trong thư viện, trường học: Tại các thư viện, mã vạch hỗ trợ hiệu quả trong quản lý mượn, trả sách. Các thẻ sinh viên được tích hợp mã số mã vạch giúp nhận diện sinh viên ở lớp, khóa nào, tình trạng mượn sách thư viện gồm bao nhiêu đầu sách, trả hay chưa…
Bước 1. Mở phần mềm Word 2016. Tham khảo cài đặt Office 2016 tại đây
Bước 2. Thêm font “IDAHC39M Code 39 Ba” vào máy tính.
Bước 3. Nhập thông tin cần chuyển về mã barcode. Chúng ta có thể nhập thông tin cần chuyển về mã vạch chẵn hạn như: 0123456789
Bước 4. Cấu hình dữ liệu để chuyển về mã barcode.
Trích dẫn: (http://khonggiankythuat.com)