Ltphp - Ngôn Ngữ Php - Bài 2

1. Hằng

Tương tự như trong những ngôn ngữ lập trình khác, hằng trong PHP cũng là một giá trị được khai báo trước khi sử dụng. Nó phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới (_) và không được bắt đầu bằng số, nó có thể là một chuổi.

Hằng trong PHP được định nghĩa bằng hàm define(). Nó không thay đổi và không được được định nghĩa lại.

2.2. Ví dụ
<?php 
 define (“TVX”, “Tran Vinh Xuyen”);
 //Sử dụng hằng
 echo TVX;
?>
2. Toán tử trong php
2.1. Số học
Toán tử Tên Ví dụ
+ Cộng $a+$b;
- Trừ $a-$b;
* Nhân $a*$b;
/ Chia $a/$b;
% Modulo $a%$b;
2.2. Kết hợp
Toán tử Sử dụng Tương đương
+= $a+=$b $a=$a+$b;
++ $a++ $a=$a+1;
-= $a-=$b $a=$a-$b;
-- $a-- $a=$a-1;
*= $a*=$b $a=$a*$b;
/= $a/=$b $a=$a/$b;
%= $a%=$b $a=$a%$b;
.= $a.=$b $a=$a.$b;
2.3. So sánh
Toán tử Sử dụng Ý nghĩa
== $a==$b $a bằng $b;
!= $a!=$b $a khác $b
< $a<$b $a nhỏ hơn $b;
<= $a nhỏ hơn bằng $b $a nhỏ hơn bằng $b;
> $a>$b $a lớn hơn $b;
>= $a lớn hơn bằng $b $a lớn hơn bằng $b;
*= $a*=$b $a=$a*$b;
/= $a/=$b $a=$a/$b;
%= $a%=$b $a=$a%$b;
.= $a.=$b $a=$a.$b;
2.4. Luận lý
Toán tử Sử dụng Ý nghĩa
! !$a Phủ định $a;
&& $a>3 && $b!=2
|| $a==2 || $b!=3 hoặc
3. Kiểm tra biến
3.1. Kiểm tra tồn tại

Hàm isset() dùng để kiểm tra sự tồn của biến hay chưa.

<?php 
 if (isset($bien)){
  echo 'Biến đã tồn tại';
 }
 else{
   echo 'Biến chưa tồn tại';
 }
?>
3.2. Kiểm tra giá trị rỗng

Hàm empty() dùng để kiểm tra một biến nào đó có giá trị rỗng hoặc chưa được khởi tạo hay không. Ý nghĩa của rỗng là: giá trị là 0, '0', NULL, '', FALSE, hoặc không tồn tại.

<?php 
 $bien = '0';
 echo(empty($bien));
 $bien  = 0;
 echo(empty($bien ));
 $bien  = '';
 echo(empty($bien ));
 $bien  = FALSE;
 echo(empty($bien ));
 $bien  = NULL;
 echo(empty($bien ));
 echo(empty($bien_khong_ton_tai));
?>
4. Cấu trúc điều khiển
4.1. Rẽ nhánh

Phát biểu if(điều_kiện){ khối lệnh if; }else { khối lệnh else;}. Với ý nghĩa là "Nếu điều kiện đưa và là đúng thì sẽ thực hiện khối lệnh if còn ngược lại thì thực thi khối lệnh else".

<?php 

 $a=10;
 $b=8;
 if($a>$b)
  echo "khối lệnh if";
 else
  echo "khối lệnh else";

?>
4.2. Lựa chọn

Cú pháp:

	switch($bien)
	{
	 case giá_trị;
	  ...
	  break;
	 ...
	 default:
   	  break;
 	}

Là phát biểu cho phép lựa chọn 1 trong nhiều giá trị cho trước.

<?php 
 $soluong=10;
 switch ($soluong)
 {
  case 10:
   $giamgia =100;
   break;
  case 20:
   $giamgia =50;
   break;
  case 30:
   $giamgia =25;
   break;
  default:
   $giamgia =0;
 }
?>
4.3. Vòng lặp for

Cú pháp:

	for(khởi_tạo;điều_kiện;bước_nhảy)
	{
	 Khối lệnh;
	}

Phát biểu vòng lặp for cho phép thực thi khối lệnh bên trong cho đến khi điều kiện của for là true, sau mỗi vòng lặp thì bứớc nhảy sẽ được thực hiện.

<?php 
 $tong=0;
 for($i=0;$i<=10;$i++)
 {
  $tong+=$i;
 }
?>
4.4. Vòng lặp while

Cú pháp:

	while(điều kiện)
	{
	 Khối lệnh;
	}

Phát biểu vòng lặp while cho phép thực thi khối lệnh bên trong cho đến khi điều kiện của while là true và ngược lại.

<?php 
 $qtty=5;
 $price=5000;
 while($qtty>0)
 {
  echo "".$qtty.""
	   . $qtty * $price ."";
  $qtty--;
 }
?>
4.5. Vòng lặp do while

Cú pháp:

	do
	{
	 Khối lệnh;
	}while(điều kiện);

Phát biểu vòng lặp do while cho phép thực thi khối lệnh bên trong cho đến khi điều kiện của while là true và ngược lại.

<?php 
 $qtty=5;
 $price=5000;
 do
 {
  echo "".$qtty.""
	   . $qtty * $price ."";
  $qtty--;
 }while($qtty>0);
?>
4.6. Vòng lặp foreach

Cú pháp:

	foreach ($tên_mảng as $giá_trị){
		//thực thi các mã lệnh.
	}

Tương tự như vòng lặp for, vòng lặp foreach sẽ thực thi số lần vòng lặp theo số phần tử có trong tập .

<?php 
 $cacngay=['Thứ 2','Thứ 3','Thứ 4','Thứ 5','Thứ 6','Thứ 7','Chủ nhật'];
 foreach ($cacngay as $motngay){
  echo $motngay ."\t";
 }
?>

Trích dẫn: (http://khonggiankythuat.com)

Học liệu
  • Phần mềm hỗ trợ: Không có
  • Sách tham khảo: Không có
  • Video hướng dẫn: Không có
2015 | Designed by Th.S Trần Vĩnh Xuyên!
0903979218
Facebook
Twitter
Instagram
Youtube
Chat liền