Là ngôn ngữ dưới dạng script có thể nhúng mã javascript vào các trang html. Nó không được biên dịch mà được trình duyệt thông dịch, trình duyệt sẽ đọc lấy mã lệnh JavaScript và thông dịch chúng. Chính vì vậy chúng ta có thể dễ dàng học JavaScript trên các trang Web có sử dụng JavaScript.
Là ngôn ngữ dựa trên đối tượng, nghĩa là bao gồm nhiều kiểu đối tượng, ví dụ đối tượng Math với tất cả các chức năng toán học.
Để có thể sử dụng javasript trong trang web của chúng ta. Chúng ta cần thực hiện các bước cơ bản sau:
Một số chú ý:
Ví dụ:
<script> document.write("Trần Vĩnh Xuyên"); </script>
Để thêm sử dụng javascript trong file html, chúng ta có thể khai báo trực tiếp javascript vào trong đối tượng cần sử dụng javascirpt. Cách này chúng ta gọi là inline javascript.
Cú pháp:
<thẻ sự_kiện="lệnh_javascript"> ... </thẻ>
Ví dụ:
<!DOCTYPE html> <html lang="en"> <head> <meta charset="UTF-8"> <title>Title</title> </head> <body> <marquee onmouseover="stop();" onmouseout="start();"> Thầy Trần Vĩnh Xuyên! </marquee> </body> </html>
Để thêm javascript vào file html, chúng ta có thể khai báo trực tiếp javascript vào trong file html cần sử dụng javascript. Cách này chúng ta gọi là internal javascript.
Theo cách này chúng ta nhận thấy:
Cú pháp:
<script> //Tạo mã lệnh javascript ở đây. </script>
Ví dụ:
<!DOCTYPE html> <html lang="en"> <head> <meta charset="UTF-8"> <title>Title</title> </head> <body> <script> document.write("Thầy Xuyên chào bạn!<br>"); var bien=12; var tb="Có: "+bien+" sinh viên"; document.write(tb); </script> </body> </html>
Để thêm javascript vào file html, chúng ta có thể khai báo một file javascript riêng và sau đó chúng ta nhúng file javascript này vào trong file html cần sử dụng javascript. Cách này chúng ta gọi là external javascript.
Theo các này chúng ta nhận thấy:
Theo các này chúng ta lần lược thực hiện theo các bước sau:
Chúng ta sẽ khai báo các mã lệnh javascript trong tập tin, giả sử là tập tin filejs.js. Sau khi tạo xong chúng ta cần lưu tập tin này vào một nơi trong cấu trúc website của chúng, thông thường là thư mục js trong cấu trúc website.
Mã lệnh javascript trong tập tin filejs.js:
document.write("<table"); document.write(" width='500'"); document.write(" border='1'"); document.write(" cellspacing='0'"); document.write(" cellpadding='0'>"); document.write("<tr>"); document.write("<td"); document.write(" colspan='2'"); document.write(" align='center'>"); document.write("<h3>ĐĂNG NHẬP"); document.write("</h3>"); document.write("</td>"); document.write("</tr>"); document.write("<tr>"); document.write("<td>Tên</td>"); document.write("<td>"); document.write("<input type='text'/>"); document.write("</td>"); document.write("</tr>"); document.write("<tr>"); document.write("<td>Mật khẩu</td>"); document.write("<td>"); document.write("<input type='password'/>"); document.write("</td>"); document.write("</tr>"); document.write("<tr>"); document.write("<td"); document.write(" colspan='2'"); document.write(" align='center'>"); document.write("<input type='submit' value='Gửi'/>"); document.write("<input type='reset' value='Nhập lại'/>"); document.write("</td>"); document.write("</tr>"); document.write("</table>");
Chúng ta cần phải nhúng filejs.js vào trang web cần sử dụng, bằng cú pháp lệnh như sau:
<!DOCTYPE html> <html lang="en"> <head> <meta charset="UTF-8"> <title>Title</title> </head> <body> <h1>Trần Vĩnh Xuyên!</h1> <script src="filejs.js"> </script> </body> </html>
Để hiển thị nội dung ra màn hình trang web, chúng ta có thể sử dụng hàm document.write.
Cú pháp:
<script> document.write(noi_dung); <script>
Trong đó:
Ví dụ:
<script> document.writeln("Trần,"); document.write("Vĩnh,\n"); document.write("Xuyên "); document.write("..."); </script>
Để hiển thị bảng thông báo ra màn hình trang web, chúng ta có thể sử dụng hàm alert.
Cú pháp:
<script> alert(noi_dung); </script>
Trong đó:
Ví dụ:
<script> alert("Trần Vĩnh Xuyên! \nXin chào!"); </script>
Hàm sẽ hiển thị một bảng hộp thoại gồm 1 dòng thông báo, 1 trường nhập dữ liệu, 1 nút OK và 1 nút Cancel.
Người dùng nhập vào trường đó rồi kích vào OK. Khi đó, ta có thể xử lý dữ liệu vừa đưa vào.
Cú pháp:
<script> window.prompt("thông_báo", "nội_dung”); </script>
Trong đó:
Ví dụ:
<script> var name=window.prompt("Bạn tên gì?",""); document.write("Xin chào bạn "+ name); </script>
Được sử dụng trong các trường hỏi đáp, xác nhận quyết định xử lý thông tin từ phía người dùng. Hàm sẽ hiển thị một bảng thông báo để lựa chọn gồm 1 dòng thông báo, nút OK và nút Cancel. Khi ấy người dùng nhấn vào:
Cú pháp:
<script> confirm("thông_báo"); </script>
Trong đó:
Ví dụ:
<script> question = confirm("Bạn thật sự muốn truy cập Website"); if (question !="0"){ top.location = "http://khonggiankythuat.com"; } </script>
Trích dẫn: (http://khonggiankythuat.com)