Tkw - Xây Dựng Kịch Bản Bằng Javascript

1. Biến
1.1. Giới thiệu

Cũng như các ngôn ngữ lập trình khác javascript dùng biến để lưu trữ các giá trị nhập vào, các giá trị tính toán. Biến là vùng nhớ sử dụng để lưu trữ các giá trị trong quá trình chương trình hoạt động.

Ví dụ:

 var x = 5;
 let y = 6;
 z = x + y;
 const price1 = 5;
1.2. Khai báo biến

Thông thường sẽ có 4 cách để khai báo một biến trong javascript:

  • - Sử dụng từ khóa var.
  • - Sử dụng từ khóa let.
  • - Sử dụng từ khóa const.
  • - Không cần khai báo

Từ khóa var cho tất cả mã lệnh javascript từ 1995 đến 2015. Từ khóa let và const đã được thêm vào javascript từ 2015. Vì vậy nếu như chúng ta muốn sử dụng javascript ở các trình duyệt cũ thỉ chúng ta phải dùng từ khóa var.

Ví dụ:

<script>
 var x = 5;
 let y = 6;
 z = x + y;

 const price1 = 5;
 const price2 = 6;
 let total = price1 + price2;
</script>
1.3. Một số tính chất

Để khai báo một biến trong javascript chúng ta cần phân biệt rõ ý nghĩa các từ khóa để khai báo biến.

Ví dụ: Khai báo

<script>
 let x = "John Doe";
 let x = 0;
//Báo lỗi vì x đã tồn tại
</script>
<script>
 var x = "John Doe";
 var x = 0;
//Không xãy ra lỗi
</script>

Ví dụ: Tầm vực

<script>
 {
  let x = 2;
 }
// x không thể sử dụng 
// bên ngoài phạm vi { }
</script>
<script>
{
  var x = 2;
}
// x có thể sử dụng 
// bên ngoài phạm vi { }
</script>

Ví dụ: Khai báo lại

<script>
var x = 10;
// Kết quả x là 10

{
var x = 2;
// Kết quả x là 2
}

// Kết quả x là 2
</script>
<script>
let x = 10;
// Kết quả x là 10

{
 let x = 2;
 // Kết quả x là 2
}

// Kết quả x là 10
</script>

Ví dụ: Khai báo hằng

<script>
 const PI = 3.14159265359;
 // Khai báo đúng

 const PI;
 PI = 3.14159265359;
// Khai báo sai
</script>

Khai báo hằng thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • - Array
  • - Object.
  • - Function.
  • - RegExp.

2. Kiểu dữ liệu
2.1. Giới thiệu

Trong lập trình, thì kiểu dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Nếu máy tính không xác định được kiểu dữ liệu của một đối tượng thì máy tính sẽ không xử lý được.

Trong trường hợp dưới đây javascript sẽ linh động chuyển kiểu để tính toán.

<script>
 let x = 81 + "Xuyên";
 // sẽ chuyển về "81"
 // Kết quả: 81Xuyên 
</script>
2.2. Một số kiểu dữ liệu cơ bản

Trong javascript, có một số kiểu dữ liệu cơ bản sẵn có. Kiểu dữ liệu được tự động chuyển thành kiểu phù hợp khi cần.

Kiểu Ý nghĩa Ví dụ
Interger số nguyên let y = 20;
Decimal số thực let x = 3.14;
String chuỗi let ten = "xuyen";
Boolean luận lý let phai = true;
Array mảng let sinhvien = ["xuyen", "quynh"];
Object đối tượng let x = {ho:"Trần", ten:"Xuyên"};
Undefined chưa định nghĩa let x;
3. Lệnh khối

Trong javascript chúng ta có thể sử dụng khối lệnh để xây dựng chương trình.

  • - Câu lệnh trong JavaScript kết thúc bằng một dấu chấm phẩy (;).
  • - Một khối lệnh là đoạn chương trình gồm hai lệnh trở lên và được đặt trong cặp ngoặc nhọn: { . . . }.
  • - Bên trong một khối lệnh có thể chứa một hay nhiều khối lệnh khác..

Ví dụ

<script>
 let x=6;
 let y=8;
 if (x<y) {
  let tam=x;
  x=y;
  y=tam;
 }
</script>
4. Toán tử
4.1. Giới thiệu

Toán tử được hiểu là để thực hiện một phép toán. Được nhóm thành các loại sau đây: gán, so sánh, số học, chuỗi và logic.

  • - Số học: (3+4)=7.
  • - Chuỗi: "Thầy "+"Xuyên" là "Thầy Xuyên".
  • - Logic: 1>3 là false.

4.2. Một số toán tử
4.2.1. Số học
Toán tử Tên Ví dụ
+ Cộng a+b;
- Trừ a-b;
* Nhân a*b;
/ Chia a/b;
% Modulo a%b;
4.2.2. Kết hợp
Toán tử Sử dụng Tương đương
+= a+=b a=a+b;
++ a++ a=a+1;
-= a-=b a=a-b;
-- a-- a=a-1;
*= a*=b a=a*b;
/= a/=b a=a/b;
%= a%=b a=a%b;
.= a.=b a=a.b;
4.2.3. So sánh
Toán tử Sử dụng Ý nghĩa
== a==b a bằng b;
!= a!=b a khác b
< a<b a nhỏ hơn b;
<= a <= b a nhỏ hơn bằng b;
> a>b a lớn hơn b;
>= a >= b a lớn hơn bằng b;
4.2.4. Luận lý
Toán tử Sử dụng Ý nghĩa
! !a Phủ định a;
&& a>3 && b!=2
|| a==2 || b!=3 hoặc
5. Biểu thức
5.1. Giới thiệu

Tập hợp các biến và các toán tử nhằm đánh giá một giá trị nào đó được gọi là một biểu thức (expression).

Biểu thức thường được nhóm thành các loại sau đây:

  • - Số học: (3+4) là 7.
  • - Chuỗi: "Thầy "+"Xuyên" là "Thầy Xuyên".
  • - Logic: 1>3 là false.

5.2. Biểu thức ba ngôi

Trong javascript chúng ta có một biểu thức khá đặc biệt đó là biểu thức dạng ba ngôi.

Cú pháp:

<script>
 (điều_kiện)? gt_đúng : gt_sai
</script>

Trong đó:

  • - điều_kiện: là điều kiện kiểm tra.
  • - gt_đúng: là giá trị trả về khi điều kiện đúng.
  • - gt_sai: là giá trị trả về khi điều kiện sai.

Ví dụ:

<script>
 ketqua = (diemtb>=5) ? "Đậu" : "Rớt"
</script>
6. Cấu trúc điều khiển
6.1. Rẽ nhánh

Phát biểu if(điều_kiện){ khối lệnh if; }else { khối lệnh else;}. Với ý nghĩa là "Nếu điều kiện đưa và là đúng thì sẽ thực hiện khối lệnh if còn ngược lại thì thực thi khối lệnh else".

<script>

 a=10;
 b=8;
 if(a>b)
  alert("khối lệnh if");
 else
  alert("khối lệnh else");

</script>
6.2. Lựa chọn

Cú pháp:

  switch(bien)
  {
   case giá_trị_1;
    ...
    break;
   case giá_trị_2;
    ...
    break;
   ...
   default:
    ...
    break;
  }

Là phát biểu cho phép lựa chọn 1 trong nhiều giá trị cho trước.

<script>
 soluong=30;
 switch (soluong)
 {
  case 10:
   giamgia =20;
   break;
  case 20:
   giamgia =30;
   break;
  case 30:
   giamgia =50;
   break;
  default:
   giamgia =0;
 }
 document.write(giamgia);
</script>
6.3. Vòng lặp for

Cú pháp:

for(khởi_tạo; điều_kiện; bước_nhảy)
{
  Khối lệnh;
}

Phát biểu vòng lặp for cho phép thực thi khối lệnh bên trong cho đến khi điều kiện của for là true, sau mỗi vòng lặp thì bứớc nhảy sẽ được thực hiện.

<script>
 tong=0;
 for(i=0;i<=10;i++)
 {
  tong+=i;
 }
</script>
6.4. Vòng lặp while

Cú pháp:

  while(điều kiện)
  {
   Khối lệnh;
  }

Phát biểu vòng lặp while cho phép thực thi khối lệnh bên trong cho đến khi điều kiện của while là true và ngược lại.

<script>
 document.write("<table>");
 document.write("<tr>");
 document.write("<td>Số lượng</td>");
 document.write("<td>thành tiền</td>");
 document.write("</tr>)";
 sl=5;
 gia=5000;
 while(sl>0)
 {
  document.write("<tr>");
  document.write("<td>"+sl+"</td>");
  document.write("<td>"+sl*gia+"</td>");
  document.write("</tr>)";
  sl--;
 }
 document.write("</table>");
</script>
6.5. Vòng lặp do while

Cú pháp:

  do
  {
   Khối lệnh;
  }while(điều kiện);

Phát biểu vòng lặp do while cho phép thực thi khối lệnh bên trong cho đến khi điều kiện của while là true và ngược lại.

<script>
 document.write("<table>");
 document.write("<tr>");
 document.write("<td>Số lượng</td>");
 document.write("<td>thành tiền</td>");
 document.write("</tr>)";
 sl=5;
 gia=5000;
 do
 {
  document.write("<tr>");
  document.write("<td>"+sl+"</td>");
  document.write("<td>"+sl*gia+"</td>");
  document.write("</tr>)";
  sl--;
 }while(sl>0);
 document.write("</table>");
</script>
6.6. Vòng lặp for in

Cú pháp:

 for (biến in danhsach) {
  //thực thi các mã lệnh.
 }
  

Tương tự như vòng lặp for, vòng lặp for in sẽ thực thi số lần vòng lặp theo số phần tử có trong danh sách .

<script>
 cacngay=['Thứ 2','Thứ 3','Thứ 4','Thứ 5','Thứ 6','Thứ 7','Chủ nhật'];
 for(motngay in cacngay){
  document.write( motngay +"\t");
 }
</script>

Trích dẫn: (http://khonggiankythuat.com)

Học liệu
2015 | Designed by Th.S Trần Vĩnh Xuyên!
0903979218
Facebook
Twitter
Instagram
Youtube
Chat liền