Tkw - Đối Tượng Trong Javascript Phần 1

1. Đối tượng trong javascript
1.1. Giới thiệu

JavaScript là ngôn ngữ lập trình dựa trên đối tượng. Các đối tượng con thực sự là các thuộc tính của các đối tượng cha. Chúng ta dễ dàng tham chiếu đến các đối tượng thông qua mối quan hệ giữa chúng.

1.2. Mô hình phân cấp

Trong JavaScript chúng ta có mô hình phân cấp các đối tượng như sau:

Theo mô hình phân cấp như trên chúng nhận xét thấy, đối tượng window sẽ có đối tượng con là document và có cháu là form và có các cháu chắt là button, textbox, radio,... Vì thế khi chúng ta cần tham chiếu đến các đối tượng này chúng ta phải tuân thủ theo sự phân cấp.

Ví dụ:

Theo mô hình phân cấp đối tượng trong javascript chúng ta thấy rằng khi cần tham chiếu đến đối tượng thì:

  • - window.document. frmDangnhap.txtTen
  • - window.document. frmDangnhap.txtMatkhau

Ứng dụng

<script> 
function Kiemtra()
{
 if(document.frmDangnhap
    .txtTen.value=="")
 {			
  alert("Nhập tên!");      
  return false;
 }
 if(document.frmDangnhap
    .txtMatkhau.value=="")
 {     
  alert("Nhập mật khẩu!");      
  return false;
 }
 return true;		
}
</script>
2. Đối tượng window
2.1. Giới thiệu

Trong mô hình phân cấp đối tượng window là đối tượng ở mức cao nhất. Các đối tượng document, frame, location,... đều là thuộc tính của đối tượng window.

2.2. Một số thuộc tính
Thuộc tính Ý nghĩa
Frames Mảng xác định tất cả các frame trong cửa sổ.
Length Số lượng các frame trong cửa sổ cha.
Name Tên của cửa sổ hiện thời.
Parent Đối tượng cửa sổ cha
Self Cửa sổ hiện thời.
Status Được sử dụng thông báo tạm thời hiển thị lên trên thanh trạng thái cửa sổ.
Top Cửa sổ ở trên cùng.
Window Cửa sổ hiện thời.
2.3. Một số phương thức
Phương thức Ý nghĩa
alert() Hiển thị hộp thoại.
clearTimeout() Xóa timeout do SetTimeout đặt.
close() Đóng cửa sổ.
confirm() Hiển thị hộp thoại tương tác.
open() Mở cửa sổ mới.
prompt() Mở hộp hội thoại để nhận dữ liệu.
setTimeout() Đánh giá biểu thức sau thời gian mili giây.
3. Đối tượng form
3.1. Giới thiệu

Đối tượng form là đối tượng được sử dụng nhiều trong web, đối tượng này có thể chứa nhiều đối tượng khác như: textbox, button, list, radio, checkbox,...

3.2. Một số thuộc tính
Thuộc tính Ý nghĩa
Action Nơi gửi dữ liệu đến.
Elements Mảng chứa các thành phần trong form (như checkbox, textBOX . . .
Encoding Xâu chứa kiểu MIME được sử dụng để mã hoá nội dung của form gửi cho server.
Length Số lượng các thành phần trong một form.
Method Phương thức gửi
Target Tên của cửa sổ đích khi form gửi đi.
3.3. Một số phần tử cơ bản

Trên form có thể chứa nhiều đối tượng khác như: textbox, button, list, radio, checkbox,...

Chúng ta có thể tham khảo chi tiết tại nhấn vào để xem

4. Đối tượng documnent
4.1. Giới thiệu

Là đối tượng được tạo ra bằng cặp thẻ body.

4.2. Thuộc tính
Thuộc tính Ý nghĩa
anchor Mảng tất cả các anchor trong document.
cookie Sử dụng để xác định cookie.
forms Mảng tất cả các form trong document.
links Mảng tất cả các link trong document.
location URL đầy đủ của văn bản.
referrer URL của văn bản gọi nó.
title Nội dung của thẻ TITLE.
4.3. Phương thức
Phương thức Ý nghĩa
clear() Xoá document hiện thời.
close() Đóng dòng dữ liệu vào và đưa toàn bộ dữ liệu ra màn hình.
open() Mở một stream để thu thập dữ liệu vào của các phương thức write và writeln.
write() Viết biểu thức HTML lên văn bản trông một cửa sổ xác định.
getElementById() Tham chiếu đến đối tượng theo id.
getElementsByTagName() Tham chiếu đến đối tượng theo tên thẻ.
getElementsByClassName() Tham chiếu đến đối tượng theo tên class.
4.4. Ví dụ
<script>
document.getElementsByClassName("nhom1");
document.getElementsByTagName("p");
document.getElementById("txtTen");
</script>
5. Đối tượng history
5.1. Giới thiệu

Là đối tượng được sử dụng để lưu giữ các thông tin về các URL trước được người sử dụng sử dụng. Danh sách các URL được lưu trữ theo thứ tự thời gian.

5.2. Thuộc tính và phương thức

Thuộc tính:

  • - length: số lượng các URL trong đối tượng.

Phương thức:

  • - history.back(): trả về URL mới được thăm trước đây.
  • - history.forward(): trả về URL kế tiếp trong danh sách.
  • - history.go (bước | "location"): sử dụng để chuyển lên hay chuyển xuống bước. Di chuyển đến URL xác định bởi location trong danh sách. Dịch chuyển lên phía trên khi bước dương và xuống phía dưới khi bước âm.

5.3. Ví dụ
<script>
 //Chúng ta đã truy cập
 //1.htm 2.htm 3.htm 4.htm
 //Chúng ta đang đứng ở 3.htm

 history.length; ->4
 history.go(-1); ->2
 history.forward(); ->4
 history.back(); ->2
</script>
6. Đối tượng Location
6.1. Giới thiệu

Là đối tượng có các thuộc tính duy trì các thông tin về URL của document hiện thời.

6.2. Một số thuộc tính

Giả sử chúng ta có mối liên kết sau: http://abc.com/ bai1/chuong2.html#noidung3

Thuộc tính Ý nghĩa
hash Tên anchor của vị trí hiện thời (noidung3).
Host Phần hostname:port của URL (khonggiankythuat.com).
Hostname Tên của host và domain (khonggiankythuat.com).
href Toàn bộ URL cho document hiện tại.
Pathname Phần đường dẫn của URL (/bai1/chuong2.html).
Protocol Giao thức được sử dụng, tính cả dấu ":"" (http:).
Port Cổng sử dụng kết nối.
6.3. Ví dụ
<script>
function getInfo() {
 let info = 'hash: ' + window.location.hash + '<br>';
 info += 'host: ' + window.location.host + '<br>';
 info += 'hostname: ' + window.location.hostname + '<br>';
 info += 'href: ' + window.location.href + '<br>';
 info += 'origin: ' + window.location.origin + '<br>';
 info += 'pathname: ' + window.location.pathname + '<br>';
 info += 'port: ' + window.location.port + '<br>';
 info += 'search: ' + window.location.search + '<br>';
 return info;
}
</script>

Trích dẫn: (http://khonggiankythuat.com)

Học liệu
2015 | Designed by Th.S Trần Vĩnh Xuyên!
0903979218
Facebook
Twitter
Instagram
Youtube
Chat liền